#
HỖ TRỢ
TRỰC TUYẾN
063.3843944
063.3843944
#
#

Kế hoạch tổ chức ôn tập, kiểm tra giữa học kì 2 năm học 2019 - 2020

Căn cứ công văn số 87/PGDĐT-GDTH ngày 29 tháng 05 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn các trường tổ chức ôn tập, kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2019 - 2020 cấp tiểu học;

Trường tiểu học Phú Thạnh xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập, kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2019-2020 như sau:

I. Yêu cầu chung:

Tổ khối 4-5 tổ chức ôn tập thật chu đáo cho học sinh, giúp các em củng cố, hệ thống lại kiến thức đã được học và tăng cường luyện tập kỹ năng đọc - viết - tính toán; kiểm tra, để chuẩn bị kiểm tra giữa học kỳ II.

Qua kiểm tra giúp giáo viên nắm vững và nhận thức đúng yêu cầu trong quá trình giảng dạy, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh học tập tự tin, biết dược các mặt còn yếu kém về kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình để sửa chữa và kịp thời nhằm phát huy cố gắng vươn lên của học sinh. Kiểm tra là việc làm bình thường, tổ khối và giáo viên cần tổ chức nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác và khách quan, không tạo áp lực cho cha mẹ học sinh và các em học sinh trước khi kiểm tra.

Đánh giá học sinh được thực hiện theo thông tư số 22/2016/TT/-BGD&ĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo phản ánh đúng thực chất trình độ của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các môn học.

II. Đối tượng học sinh và môn kiểm tra: Kiểm tra giữa học kỳ II đối với học sinh lớp 4 và lớp 5; Kiểm tra môn Toán và môn Tiếng Việt.

III. Nội dung cấu trúc bài kiểm tra

Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu chính xác và khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh; đảm bảo bám sát theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng khối lớp, tỷ lệ kiến thức trong đề được phân bố như sau:

Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học: khoảng 40%

Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân: khoảng 30%.

Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống: khoảng 20%.

Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt: khoảng 10%.

1. Môn Tiếng Việt:

a. Kiểm tra đọc: 10 điểm (bao gồm kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói và kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu).

- Kiểm tra Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm); Chọn 5 bài tập đọc đã học ở  SGK Tiếng Việt lớp 4-5 tổ chức cho học sinh bốc thăm và tiến hành đọc. Học sinh đọc một đoạn khoảng 85 tiếng trong 1 phút (lớp 4); 115 tiếng trong 1 phút (lớp 5)  và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài. Thang điểm đọc thành tiếng cụ thể như sau:

28_1

Đọc thành tiếng được ghi vào bảng điểm của từng lớp có chữ ký xác nhận của giáo viên kiểm tra, chủ tịch hội đồng kiểm tra.

- Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm); trong đó đọc hiểu văn bản 3 điểm, kiến thức văn bản 3 điểm.

Cấu trúc ma trận phần đọc hiểu lớp 4-5:

29

Ghi chú: Mức 3, mức 4 chọn linh hoạt 1 trong 2 nội dung kiến thức “Đọc hiểu văn bản – Kiến thức căn bản”. Không chọn 2 mức cùng một nội dung.

Đề kiểm tra Đọc hiểu thiết kế cột ghi điểm Đọc thành tiếng, sau khi chấm bài kiểm tra Đọc hiểu xong giáo viên cập nhật điểm Đọc thành tiếng trong bài kiểm tra Đọc hiểu của học sinh.

b. Kiểm tra viết: 10 điểm (bao gồm kiểm tra chính tả và kiểm tra tập làm văn)

- Kiểm tra chính tả:

30

Kiểm tra tập làm văn: Đề kiểm tra yêu cầu học sinh tạo lập một văn bản thuộc những kiểu loại văn bản theo yêu cầu của chương trình Tiếng Việt cuối học kỳ 1 đến giữa học kỳ 2 lớp 4, 5. Qua việc viết một bài văn, có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản, khả năng tạo lập văn bản, khả năng lập ý, sắp xếp ý; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu; khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự vật, sự việc, hiện tượng.

31

* Môn tiếng Việt chỉ làm tròn điểm một lần cuối cùng.

2. Môn Toán 10 điểm

Nội dung kiểm tra là các bài tập trong chương trình môn Toán lớp 4, 5 thuộc nội dung chương trình đã học ở học kỳ 1 đến giữa học kỳ 2. gồm kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan. Hướng dẫn chấm của đề kiểm tra rõ ràng và biểu điểm cụ thể, dự kiến các phương án và các bước giải của học sinh.

IV. Tổ chức ra đề, coi, chấm kiểm tra.

1. Ra đề:

Trường thành lập Hội đồng ra đề kiểm tra môn Toán, môn Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5, yêu cầu chính xác và khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh; đảm bảo bám sát theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng khối lớp và đáp ứng theo các quy định tại mục c, khoản 2 điều 10 của thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học.

2. In sao đề:

Việc in sao đề, bảo quản đề đảm bảo nguyên tắc bảo mật, đề được in sao tại trường, nhà trường bố trí phòng in sao tại phòng Họp Hội đồng, đảm bảo cách ly, an toàn. Tổ chức in sao theo đúng quy định về in sao đề kiểm tra (Quyết định thành lập tổ in sao, các biên bản làm việc như biên bản mở bì đề, niêm phong đề kiểm tra sau khi in sao, biên bản phân công từ khi in sao đến khi kết thúc…

3. Coi, chấm kiểm tra:

Nhà trường thành lập hội đồng coi và chấm kiểm tra giữa học kỳ II, tổ chức tập huấn quán triệt trong giáo viên về nghiệp vụ, quy chế coi và chấm kiểm tra trước khi tổ chức kiểm tra giữa học kỳ II. Giáo viên khi coi kiểm tra cần có biện pháp thích hợp không để học sinh coi bài, chép bài lẫn nhau. Giáo viên tuyệt đối không nhắc bài cho học sinh chép, phải thực sự tạo công bằng đối với học sinh. Tổ chức coi và chấm kiểm tra đúng quy chế và lịch trình chỉ đạo của Phòng GDĐT, điều chuyển giáo viên khác lớp khi coi và chấm kiểm tra.

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu đáp án và biểu điểm, yêu cầu tổ chức chấm bài tập trung tại trường. Tổ chức chấm chung ít nhất 5 bài /môn /khối lớp sau đó mới chấm đại trà. Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế để học sinh sửa chữa, lời nhận xét phải tường minh giúp giáo viên và phụ huynh có cơ sở tập trung bồi dưỡng và rèn luyện cho học sinh có được kết quả tốt ở cuối năm. Ghi kết quả điểm kiểm tra vào bảng tổng hợp đánh giá giáo dục giữa học kỳ II kịp thời, đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ về ra đề, in sao, coi, chấm kiểm tra.

V. Lịch kiểm tra:

 Ngày 11/6/2020:

- Buổi sáng kiểm tra Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói lớp 5 (bắt đầu từ 7 giờ 30 đến khi kiểm tra hết số học sinh của lớp);      

- Buổi chiều kiểm tra Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói lớp 4 (bắt đầu từ 13 giờ 30 đến khi kiểm tra hết số học sinh của lớp);      

Ngày 12/6/2020:

+ Buổi sáng: kiểm tra lớp 5; Bắt đầu từ 7 giờ 30, theo thứ tự:

- Đọc hiểu: (40 phút): Từ 7 giờ 30 - 8 giờ 10;

- Tập làm văn (40 phút): Từ 8 giờ 20 -  9 giờ 00;

- Chính tả : (20 phút): Từ 9 giờ 30 -  9 giờ 50;

- Toán (40 phút): Từ 10 giờ 00 - 10 giờ 40.

+ Buổi chiều: kiểm tra lớp 4: Bắt đầu từ 13 giờ 30, theo thứ tự:

- Đọc hiểu: (40 phút): Từ 13 giờ 30 - 14 giờ 10;

- Tập làm văn (40 phút): Từ 14 giờ 20 -  15 giờ 00

- Chính tả : (20 phút): Từ 15 giờ 30 -  15 giờ 50;

- Toán (40 phút): Từ 16 giờ 00 - 16 giờ 40.

VI. Báo cáo kết quả kiểm tra:

Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra và chấm bài, yêu cầu tổ khối trưởng trực tiếp chỉ đạo việc thống kê, cập nhật số liệu giữa học kỳ II của tổ, thống kê nhận định đánh giá bài làm của học sinh theo mẫu đúng qui định, đảm bảo đúng tiến độ. Thời gian nộp các loại báo cáo bằng văn bản và qua Email theo địa chỉ của Ban giám hiệu trước ngày 16/6/2020( Theo mẫu gửi kèm)

Trên đây là kế hoạch tổ chức ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2019-2020 của trường TH Phú Thạnh. Trường Tiểu học Phú Thạnh yêu cầu tổ khối trưởng khối 4-5 tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong tổ để triển khai thực hiện nghiêm túc.

(NTH - Theo Kế hoạch chuyên môn)                                                                                                                         

TAG:

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Nếu bạn đã có tài khoản, xin vui lòng đăng nhập.
Ghi nhớ đăng nhập | Quên mật khẩu?