#
HỖ TRỢ
TRỰC TUYẾN
063.3843944
063.3843944
#
#

Tận tâm với công việc dù ở hoàn cảnh nào...

          Hoàn thành nghĩa vụ 5 năm công tác vùng sâu,tôi được phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đức Trọng thuyên chuyển về Trường Tiểu học Phú Thạnh công tác tháng 9 năm 2001.Cầm quyết định trên tay, tôi đến trình diện đơn vị mới. Tâm trạng tôi lúc đó vừa mừng lại vừa lo. Đập vào mắt tôi là một ngôi trường mà cơ sở vật chất là 7 phòng học, phòng làm việc của Hội đồng, phòng thư viện cấp IV cũ kĩ. Tiếp đón tôi là Ban giám hiệu thầy hiệu trưởng Trần Văn Khôi và cô hiệu phó Phạm Thị Diễn. Tôi được phân công chuyên môn như bao chị em đồng nghiệp khác và  dần hòa đồng vào môi trường công tác mới. Qua tìm hiểu chị em, tôi được biết trường được tách ra từ trường PTCS  Hiệp Thạnh I vào năm 1991. Những ngày đầu, trường chỉ có 4 phòng học cấp IV-C, mái lợp tôn p-rô-xi măng. Sau 8 năm nhờ sự năng nổ của Ban giám hiệu và sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên mà đứng đầu là thầy hiệu trưởng Trần Văn Khôi đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của Qũy học bỗng Lá xanh Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thêm được 4 phòng học cấp IV-A tương đối khang trang như khi tôi về nhận trường.

           Là một ngôi trường nông thôn vùng ven nhưng lại thuộc một xã có vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy Hiệp Thạnh là nơi tụ hội của đông đảo nhân dân ở mọi miền đất nước về đây sinh sống và lập nghiệp. Dân số địa phương ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu con em đến trương đông hơn. Đòi hỏi về cơ sở cật chất nhà trường phải được đáp ứng. Là giáo viên chúng tôi cũng lấy làm lo lắng trước sức ép phòng ốc không có, sĩ số học sinh quá đông. Nhưng có lẽ băn khoăn trăn trở nhất vẫn là Ban giám hiệu mà đứng đầu là thầy hiệu trưởng. Ở trường, thầy là người quản lí tốt năng động, sáng tạo, gần gũi thương yêu đồng nghiệp của mình. Ở nhà, thầy là một người chồng lí tưởng, người cha mẫu mực. Nhưng số phận như bắt tội thầy, đè nặng trong tim thầy, một lúc hai đứa con trai yêu quý lần lượt ra đi vì tai nạn. Tưởng chừng như thầy đau đớn đến gục ngã. Thế nhưng, với tinh thần của người đảng viên kiên trung, không khuất phục trước gian nan thầy đã nén đau thương, gác chuyện gia đình để làm tròn nhiệm vụ mà Đảng đã giao phó. Sau ba năm xây dựng trường chuẩn, thầy lại chèo chống con thuyền sự nghiệp cập cảng mới. Đó chính là 12 phòng học mới khang trang thắm hồng ngói mới. Nhân dân địa phương rộn lên trong niềm vui hân hoan. Có ai biết được ngói hồng thắm nồng công sức của thầy hiệu trưởng đã vất vả như thế nào mới có được thành quả ấy. Mọi việc tưởng như đã ổn. Thầy yên tâm công tác cho đến ngày về hưu .Nhưng không thuận buồm xuôi gió như tôi nghĩ,vì nguyên tắc tổ chức thầy chuyển công tác đến một trường khác. Có lẽ thầy rất có duyên trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia thành công.Nên ngôi trường mới mà thầy chuyển đến lại cũng là ngôi trường cần đòi hỏi sự nỗ lực phát huy tinh thần vì công việc của người quản lý.  Thầy là một trong những người tận tâm, tận lực vì công việc.         

         Hôm nay, trong không khí hân hoan, nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày thành lập trường tròn Hai mươi năm. Qua những lời tâm sự của tôi chắc các bạn đã biết người ấy là ai! Vâng! Người ấy chính là thầy Trần Văn Khôi, nguyên là hiệu trưởng của tôi là đồng chí, đồng nghiệp của tôi. Với những đóng góp tích cực của anh, anh đã được tập thể giáo viên, công nhân viên trường TH Phú Thạnh tin yêu, mến phục và trân trọng đánh giá là “Con người tận tâm, tận lực vì công việc, vì mọi người’

Nguyễn Thị Dung

TAG:

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Nếu bạn đã có tài khoản, xin vui lòng đăng nhập.
Ghi nhớ đăng nhập | Quên mật khẩu?