#
HỖ TRỢ
TRỰC TUYẾN
063.3843944
063.3843944
#
#

Nghệ thuật nói không với trẻ

Nghệ thuật nói không với trẻ

Nghệ thuật nói không với trẻ

           ‘Không’ là một từ ngắn gọn, súc tích nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết nói câu ấy đúng ngữ điệu, thời gian và địa điểm... để răn đe hoặc từ chối 'yêu sách' có khi hơi trái khoáy của trẻ tuổi mẫu giáo. Do đó, để trẻ biết nghe lời khi cha mẹ nói "Không', cần lưu ý một số điểm dưới đây

1. Nhẹ nhàng giải thích trước khi nói ‘Không’

Nếu bạn hi vọng, trẻ sẽ tự nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa sai thì thật hão huyền. Nhận thức của trẻ còn non nớt, chúng chẳng thể hiểu được vì sao mình không được làm cái này, phải tránh cái kia. Vì thế, cha mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu trước khi dùng đến quyền phủ quyết. Chẳng hạn, nếu bé đòi ăn kẹo trước khi ngủ thì nên từ tốn nói rằng “Ăn kẹo buổi tối mà không đánh răng thì sẽ bị sâu răng. Nếu đã bị sâu răng thì răng sẽ đau”.

Lưu ý: Khi giải thích vấn đề nào đó cho trẻ, cha mẹ cần diễn đạt ngắn gọn, đủ ý nhưng hợp lý chứ không nên nói sai sự thật vì trước sau gì bé cũng sẽ biết và không còn tin vào lời cha mẹ nữa. Lúc đó, cha mẹ sẽ gặp khó khăn khi dạy trẻ.

 
‘Không’ là một từ ngắn gọn, súc tích nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nói câu ấy đúng ngữ điệu. (Ảnh minh họa).


2. Nói 'Có' mà 'Không'
Đang đi shopping, tự nhiên nhóc tì nhà bạn 'giở chứng' đòi mua kẹo và bạn nhắc nhở: "Con không được ăn kẹo trước bữa tối". Ngay lập tức, bé khóc lóc và dậm chân tỏ ý khó chịu. Đôi khi, con trẻ sẽ không hiểu, không chấp nhận lý do tại sao bạn nói 'Không'. Vì vậy, thay vì từ chối một cách thẳng thắn, bạn nên tìm một cách diễn đạt khác dễ lọt tai trẻ hơn, ví như: "Được, con sẽ có kẹo sau bữa tối. Còn giờ, hãy ăn táo nhé!'

3. Gợi ý cho trẻ chọn lựa khác thay vì nói ‘Không’
Ví dụ đưa ra là, một em bé hai tuổi đang đánh vào tay em nhỏ của mình. Người mẹ hét lên: “Con không được làm thế! Dừng lại ngay!” Câu nói này dường như vô tác dụng đối với nhiều đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng: Bé sẽ không chịu dừng lại hành động của mình mặc cho người lớn la hét và ngăn cản bởi vì bé không biết phải làm điều gì khác thay cho việc đó. Trong trường hợp như trên, một người mẹ khéo léo sẽ nói: “Con hãy hôn em bé đi, như vậy em sẽ thích hơn đấy,” hoặc những lời gợi ý tương tự có tác dụng tích cực. Bạn không phải tốn hơi sức la hét mà bé vẫn ngoan ngoãn vâng lời.

4. Ghép tên trẻ vào từ ‘Không’
Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi mà nhiều bậc cha mẹ không lường hết được tác động to lớn đó là ghép tên con vào sau chữ “không”. Thay vì nói cộc lốc và lạnh lùng “không” mỗi khi con làm sai hoặc yêu sách, hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết “Không được đâu Bin!”.
Các chuyên gia tâm lý khẳng định, những câu mệnh lệnh hoặc cảm thán mà có tên của một cá nhân bất kỳ nào đó thì cá nhân đó có xu hướng bị tác động mạnh mẽ hơn nhiều lần đối với những câu ra lệnh hoặc yêu cầu cụt ngủn, thiếu đối tượng răn đe.

Trẻ hiểu từ ‘Không’ và quyết định phản kháng hay nghe lời cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào giọng điệu lời nói của cha mẹ. Do đó, cha mẹ có thể không cần dùng những từ phủ định mà hãy nhờ đến sức mạnh của giọng điệu – giọng điệu thật ‘cứng’ chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết để trẻ không bị nhờn. Cụ thể là chỉ khi nào bé phá phách hay có những đòi hỏi không hợp lý thì bạn mới sử dụng giọng điệu này.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những dấu hiệu khác như một cái nhìn, một cử chỉ để trẻ nhận ra rằng cha/mẹ đang không hài lòng với hành động hay cách cư xử của con.

 

TAG:

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Nếu bạn đã có tài khoản, xin vui lòng đăng nhập.
Ghi nhớ đăng nhập | Quên mật khẩu?